Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai (5/9).
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam cho biết sau kỳ điều hành trước, giá dầu thô tiếp tục giảm. Đến sáng ngày 4/9, giá dầu Brent giảm 3,43 USD/thùng còn 70,3 USD/thùng và dầu WTI giảm mức tương tự về còn 70,34 USD/thùng.
Vì vậy, nhiều khả năng giá xăng trong nước có thể tiếp tục giảm trong kỳ điều hành này. Cụ thể, giá xăng dự kiến giảm khoảng 100-250 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 300-400 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn.
Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng dự báo giá xăng sẽ giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai. Chiết khấu xăng dầu ngày 4/9 ở nhiều kho đang lên mức cao, khoảng 1.300-1.550 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có phiên giảm thứ 3 liên tiếp và tiếp tục đưa mặt hàng này về mức thấp nhất trong năm. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 17 lần, giảm 18 lần; dầu diesel có 16 lần tăng và 17 lần giảm.
Hiện, dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây không sử dụng quỹ. Trong đó, tính đến ngày 4/9, Petrolimex ghi nhận mức dương quỹ 3.079 tỷ đồng; PV Oil âm quỹ hơn 138 tỷ đồng; Saigon Petro dương 328 tỷ đồng; Petimex dương 460 tỷ đồng...
Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 29/8, cơ quan điều hành quyết định giảm 90 đồng/lít với xăng E5 RON 92 về 20.330 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 210 đồng/lít, còn 21.100 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel cũng giảm 300 đồng/lít, còn 18.470 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 80 đồng/lít, về 19.060 đồng/lít. Dầu mazut cũng giảm còn 15.560 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá dầu tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng do Libya có dấu hiệu đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Đồng thời lo ngại nhu cầu đang giảm do tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu của Trading Economics, 8h ngày 4/9, giá dầu WTI giảm 0,43% còn 69,9 USD/thùng, dầu Brent giảm 0,37% về còn 73,4 USD/thùng.
" alt=""/>Giá xăng giảm tiếp sau nghỉ lễ, về sát 20.000 đồng/lít?Nhiều ý kiến thảo luận về quản lý thuốc lá mới
Tại phiên chất vấn, câu hỏi của ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho thấy những vấn đề khó giải quyết cho các cơ quan quản lý nếu đặt lệnh cấm đối với thuốc lá mới.
Ông Tạ Văn Hạ (Ảnh- Quochoi.vn)
Cụ thể, ông Hạ đặt vấn đề về cấm kinh doanh hay cấm sử dụng: "Nếu một người hút thuốc lá nung nóng, thì xử phạt thế nào? Hình sự hay là hành chính?". Cũng theo ông Hạ, nếu cấm sử dụng đối với các sản phẩm TLM được xác định là thuốc lá, thì sẽ liên quan đến quyền con người nên không thể dùng nghị quyết mà phải nâng lên thành luật.
Trước đó, tại phiên giải trình ngày 4/5 về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các ĐBQH khác cũng đã đặt ra những câu hỏi tương tự. Cụ thể, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà - Phó ban Công tác dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng, Bộ Y tế cần làm rõ nguyên nhân có các ứng xử khác giữa TLNN và TLĐT so với thuốc lá truyền thống dựa trên các bằng chứng khoa học.
ĐBQH Nguyễn Hoàng Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội chất vấn: "Bộ Y tế và Bộ Công Thương đã nghiên cứu toàn diện các hoạt chất có trong các sản phẩm này chưa, có loại nào thuộc danh mục cấm hay có điều kiện? Để cấm hay quản lý cũng cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ".
Trong tọa đàm "Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá" diễn ra vào tháng 8, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nêu: "Hiện người tiêu dùng không biết nguồn gốc của sản phẩm, chưa có sự đảm bảo an toàn về sức khỏe từ các cơ quan quản lý".
Tại một sự kiện khác vào tháng 9, bà Liên tiếp tục nhấn mạnh: "Đối với TLNN, tác hại của nó ở mức độ có thể kiểm soát. Người tiêu dùng cần đủ thông tin và điều kiện để tự cân nhắc lựa chọn và quyết định sử dụng ở mức độ nào".
Hiện tại, còn nhiều quan điểm trái chiều liên quan chính sách quản lý TLNN, TLĐT từ các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp.
Những nghiên cứu về thuốc lá mới
Cho đến nay, khoa học về TLĐT, TLNN vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Đề cập đến tính gây hại của TLM so với thuốc lá điếu, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đưa ra khái niệm "Mức độ rủi ro tương quan của các sản phẩm thuốc lá".
FDA khẳng định, không có thuốc lá nào là an toàn. Nhưng đứng ở góc độ khoa học, chuỗi nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá lên sức khỏe là khác nhau. Theo đó, những sản phẩm thuốc lá đốt cháy như thuốc lá điếu là nguy hại nhất lên sức khỏe. Trong khi đó, những sản phẩm thuốc lá không đốt cháy nhìn chung thường có mức độ rủi ro đối với sức khỏe thấp hơn so với thuốc lá điếu hay các sản phẩm thuốc lá đốt cháy khác.
Công bố FDA cũng đồng thời cho thấy khả năng giảm tác hại của TLM, mặc dù cơ quan này luôn khuyến cáo việc cai thuốc hoàn toàn luôn là biện pháp ưu tiên.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 184/195 quốc gia thành viên của WHO không cấm TLNN. WHO cũng công bố mức thuế suất của TLNN là thấp hơn thuốc lá điếu tại hầu hết các nước.
TLNN và các thuốc lá mới với tiềm năng giảm tác hại được cho là những sản phẩm thay thế cho thuốc lá điếu. Vấn đề còn lại là cách mà chính phủ các nước sẽ kiểm soát như thế nào để ngăn chặn các mặt trái của sản phẩm do việc biến tướng sai mục đích (như làm vỏ bọc chứa chất cấm), sai đối tượng (như tiếp cận giới trẻ, người không hút thuốc).
Báo cáo Tóm tắt nghiên cứu và bằng chứng về tác động sức khỏe của TLNN năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cũng trong báo cáo của WHO, 184 nước không cấm TLLN có các biện pháp "cấm bằng cách quản lý" một cách mềm dẻo nhằm tăng cường ngăn chặn giới trẻ. Trong đó, 3 nước cấm toàn bộ các loại hương vị khác mùi thuốc lá, 11 nước giới hạn hương vị được phép, 57 nước hạn chế khu vực được phép sử dụng, 46 nước yêu cầu dán nhãn cảnh báo cho điếu TLNN đặc chế (heat sticks), 67 nước áp dụng biện pháp tương tự như thuốc lá điếu trong việc quảng cáo, xúc tiến thương mại, tài trợ.
Nếu xét trên góc độ khoa học, công bố của FDA cho thấy TLNN và các sản phẩm TLM khác có tiềm năng giảm hại cần được các cơ quan trong nước xem xét, đánh giá. Xét trên phương diện quản lý, không khó để thấy phương án kiểm soát có thể tham khảo cách "cấm bằng quản lý" như hầu hết các quốc gia đi trước. Điều quan trọng là các cơ quan quản lý sớm đưa ra hướng quản lý phù hợp để lĩnh vực này nhanh chóng chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ.
Trong nước, tại kết luận phiên họp Quốc hội ngày 12/11, Bộ Y tế được yêu cầu cần phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đưa ra giải pháp quản lý phù hợp.
" alt=""/>ĐBQH: Hàng triệu người hút thuốc có quyền tiếp cận sản phẩm ít tác hại hơnThị trường khởi sắc trong phiên giao dịch sáng nay (18/9) với sự bứt tốc cả về điểm số lẫn thanh khoản. VN-Index tăng 12,02 điểm tương ứng 0,96% lên 1.270,97 điểm; HNX-Index tăng 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index nhích nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Thanh khoản cải thiện mạnh so với các phiên trước. Khối lượng giao dịch phiên sáng đạt 386,68 triệu cổ phiếu tương ứng 9.457,27 tỷ đồng trên HoSE và trên HNX là 30,51 triệu cổ phiếu tương ứng 503,65 tỷ đồng. Trên sàn UPCoM, khối lượng giao dịch đạt 21,26 triệu đơn vị tương ứng 221,59 tỷ đồng.
Hôm nay đánh dấu phiên đầu tiên cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai giao dịch trên sàn UPCoM sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE.
Trong khi HBC đứng tham chiếu 5.700 đồng/cổ phiếu với khớp lệnh đạt 2,7 triệu đơn vị thì HNG lại tăng 2,2%, khớp lệnh đạt 12,4 triệu đơn vị.
Thanh khoản trên thị trường chứng khoán sáng nay cải thiện đáng kể (Ảnh minh họa: Hải Long).
Sàn UPCoM có đến 17 mã tăng trần trong tổng số 175 mã tăng giá, chỉ có 62 mã giảm, 10 mã giảm sàn.
Phần lớn cổ phiếu tăng trần trên UPCoM đều có thanh khoản rất thấp như X26, CNN,VMT, CAB, PMW, MDF, SAP, CCT, SVG, LLM, SSG… Tương tự, những cổ phiếu giảm sàn trên thị trường UPCoM cũng có giao dịch không đáng kể, như FCS, TNB, DLD, GTD, L35; NAS, VHB, PSP, PWS.
Trên HoSE, chỉ số VN-Index được hỗ trợ mạnh bởi diễn biến tích cực tại rổ VN30. Có 26 mã trong rổ này tăng giá và chỉ có 2 cổ phiếu điều chỉnh. Một số mã tăng mạnh có thể kể đến CTG, SSI, STB, SSB, VCB, VHM, GVR, TCB, BID.
Ngành xây dựng và vật liệu ghi nhận đà tăng mạnh tại CTR, HVX và KPF. Ba mã này tăng kịch biên độ và có dư mua giá trần lớn, trắng bên bán. CTR tăng trần lên 133.300 đồng, khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị và dư mua giá trần gần 455.000 cổ phiếu. KPF chỉ khớp lệnh hơn 80.000 cổ phiếu nhưng dư mua giá trần tới 139.200 đơn vị.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai dẫn đầu đà tăng giá của nhóm cổ phiếu bất động sản trên sàn HoSE. Mã này tăng 3,8% trong khi một số mã khác như CCL tăng 3,4%: SGR tăng 3,1%; TLD tăng 3%; NTL, NVL cũng tăng giá; VHM, VIC và VRE vẫn đạt trạng thái tăng nhưng biên độ thu hẹp.
Nhóm dịch vụ tài chính tích cực: FIT tăng trần, HCM tăng 5,9%; VDS tăng 4,6%; SSI tăng 3,1%. Trong khi đó, tại nhóm ngành thực phẩm, AGM tăng trần phiên thứ 7 liên tiếp lên 4.520 đồng, vẫn trắng bên bán, dư mua giá trần gấp 10 lần khối lượng khớp lệnh.
" alt=""/>Diễn biến giá cổ phiếu HBC, HNG ngày đầu lên UPCoM